Cách Làm Bánh Ú Bá Trạng

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người Hoa có món bánh tro gọi là bánh ú bá trạng ăn cực kỳ ngon. Cách làm tương tự món bánh truyền thống không nhân khác là thêm nhân thịt đậu xanh. Có nhiều người sẽ khá ngạc nhiên với tên gọi bánh bá trạng, vì đây là cách gọi theo tiếng Triều Châu, "bá" có nghĩa là thịt, còn "trạng" là bánh ú.

Nguyên liệu:

  • Gạo nếp ngon: 900g
  • Đậu xanh: 200g
  • Hạt sen: 200g
  • Nấm đông cô: 8 cái
  • Lạp xưởng: 50g
  • Thịt ba chỉ: 200g
  • Trứng muối: 8 cái
  • Tôm khô: 50g
  • Rượu trắng: 1 lít (để rửa trứng muối)
  • Hành tím, dầu ăn, ngũ vị hương

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Hạt sen và đậu xanh rửa sạch, hầm chín

- Thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn, ướp cùng hạt nêm, nước tương, ngũ vị hương, hạt tiêu trong vòng 30 phút.

- Tôm khô và nấm đông cô ngâm nở mềm thái nhỏ

- Lạp xưởng cắt thành từng miếng vừa ăn.

- Trứng muối rửa với rượu trắng để khử mùi tanh và giúp màu trứng đỏ, đẹp.

 Bước 2: Xào nhân bánh ú bá trạng

- Chảo nóng cho 1 muỗng dầu ăn vào phi thơm hành tím băm, thịt ba chỉ, tôm khô, nấm, hạt sen vào xào chín, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

 Bước 3: Gói bánh

- Xếp 2 mặt trong lá tre lên nhau, gấp lại tạo thành hình chiếc phễu. Rồi lần lượt cho gạo nếp vào bên trong, đậu xanh và nhân bánh đã xào chín. Đặt trứng muối vào giữa, thêm 1 lớp đậu xanh và cuối cùng là gạo nếp. Dùng muỗng nhấn nhẹ cho nguyên liệu gói gọn và chặt trong phễu lá.

- Gấp phần lá dư gói lại, dùng dây lạt buộc cố định bánh là hoàn tất.

Bước 4: Luộc bánh

Lấy nồi lớn luộc bánh trên lửa vừa liên tục 2,5 giờ là chín. Cho thêm 1 muỗng muối vào nước để bánh giữ được màu lá đẹp mắt.

Bạn cần ăn bánh ú bá trạng trong vòng 7 – 8 giờ sau khi nấu để bánh còn nóng và thơm ngon nhất. Bánh ú mặn có thể để ở nhiệt độ phòng. Nhưng để bánh giữ được lâu hơn mà vỏ lá không bị mốc, nhân thịt không bị hư thì bạn có thể đông lạnh bánh, hoặc để ở ngăn mát tủ lạnh. Trước khi ăn, có thể hấp bánh lại cho nóng rồi thưởng thức.

Mua sắm ngay tại